Tại khu vực châu Âu, hai đấu trường cúp C1 và C2 có sức ảnh hưởng bởi việc có nhiều đội bóng lớn thường xuyên góp mặt. Nhằm hướng tới các đội bóng yếu không có nhiều cơ hội được ra trời Âu, cúp C3 từ đó được ra đời. Hãy cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu về lịch sử của chiếc cúp C3 này nhé!
Cúp C3 là gì?
Cúp C3 hay còn gọi với cái tên UEFA Europa Conference League (UECL) là một giải đấu cấp câu lạc bộ hằng năm do liên đoàn UEFA tổ chức. Đây là giải đấu hạng 3 ở khu vực châu Âu, sau cúp C1 (Champions League) và C2 (Europa League).
Đấu trường cúp C3 cũng mới được UEFA công bố trong những năm trở lại đây. Hứa hẹn tạo ra sân chơi cho các đội bóng ở tầm trung bình đến khá. Nhiều câu lạc bộ sẽ có cơ hội giao lưu, cọ xát và cạnh tranh trực tiếp để hướng tới một chiếc cúp chính thức.
Cúp C3 mới thành lập vào năm 2021 và có logo riêng
Điều kiện để tham dự cúp C3?
Các câu lạc bộ được tham gia giải đấu dựa trên thành tích của họ ở các giải vô địch quốc nội và cúp quốc gia. Mùa giải 2021-2022, giải đấu đóng vai trò là cấp độ thấp hơn Europa League. Tổng số đội được giảm từ 48 xuống 32 ở vòng bảng.
Không có đội trực tiếp lọt vào vòng bảng ngoài 10 đội bị rớt từ vòng loại trực tiếp Europa League và một số câu lạc bộ từ vòng loại Europa Conference League hay còn gọi là cúp c3. Giống như cúp c1, đấu trường cúp c3 cũng có vòng loại, vòng bảng và vòng loại trực tiếp.
- Vòng loại: Được chia thành 2 nhóm vô địch và nhóm không vô địch. Không có câu lạc bộ nào dự thẳng vòng bảng từ giải quốc nội. Tất cả 32 suất đều dựa hoàn toàn vào kết quả vòng loại và vòng play off của cúp C2 và cúp C3.
- Vòng bảng và vòng loại trực tiếp: Vẫn theo thể thức 8 bảng, mỗi bảng gồm 4 đội. Đá lượt đi lượt về sân nhà sân khách tính điểm. Tiếp theo chọn ra các đội tới vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết. Các trận đấu loại trực tiếp cũng diễn ra theo thể thức lượt đi và lượt về, nếu hòa sẽ đá hiệp phụ và cuối cùng là sút luân lưu. Trận chung kết giống hệt với cúp C1 và cúp C2 khi được tổ chức tại sân vận động đã ấn định trước do UEFA tổ chức.
Lịch sử phát triển cúp C3
Roma là đội bóng đầu tiên lên ngôi tại cúp C3
Cúp C3 có lịch sử non trẻ hơn nhiều so với cúp C2 và cúp C1. Chính thức UEFA mới xem xét thành lập giải đấu hạng 3 này kể từ năm 2015. Tạo điều kiện cho các đội bóng cấp thấp có cơ hội thi đấu ở vòng bảng và vòng loại trực tiếp nhưng không thể tham dự cúp C1 hay cúp C2.
Tới năm 2018, UEFA thông báo giải đấu tạm gọi là Europa League 2 sẽ được tổ chức như một phần của chu kỳ thi đấu ba năm 2021-2024. Mang lại nhiều trận đấu hơn cho các câu lạc bộ của quốc gia thành viên thuộc liên đoàn.
Sau đó 1 năm, tháng 9/2019, cái tên cúp C3 hay Europa Conference League chính thức được công bố cho giải đấu.
Các đội vô địch cúp C3
Mới chỉ có 2 mùa giải chính thức được tổ chức từ mùa giải 2021-2022 nên giải đấu cũng ghi nhận có 2 nhà vô địch. Mùa 2021-2022, Roma đã xuất sắc đánh bại Feyenoord để lên ngôi vô địch. Một năm sau đó West Ham vượt qua Fiorentina để có được niềm vui chiến thắng.
Câu lạc bộ nào giàu thành tích nhất tại cúp C3?
Nếu xét trên khía cạnh giải đấu cúp C3, chưa thể ghi nhận câu lạc bô nào giàu thành tích nhất bởi mới chỉ có 2 mùa giải chính thức khởi tranh. Hai đội bóng đến từ Ý (Roma) và Anh (West Ham) được ghi nhận nâng cao chiếc cúp C3.
West Ham là nhà tân vô địch của giải đấu cúp C3
Quốc gia nào giàu thành tích nhất tại cúp C3?
Quốc gia giàu thành tích nhất tại cúp C3 tính đến thời điểm hiện tại chính là Ý. Hai trận chung kết ở 2 mùa giải đã qua đều có một câu lạc bộ đến từ đất nước này tham dự. Trong đó Roma lên ngôi ở mùa giải 2021-2022 và Fiorentina về nhì ở mùa giải vừa qua 2022-2023.
Tương lai các đội bóng đến từ các khu vực khác như Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp được dự đoán sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn dành cho giải đấu C3 này. Thực chất các câu lạc bộ tầm trung bình sẽ quan tâm nhiều về đấu trường cúp C3 hơn bởi khả năng tạo ra bất ngờ hay lọt vào vòng bảng cúp C1 hay C2 là khó hơn nhiều so với việc thi đấu nỗ lực tại sân chơi C3.
Lời kết
Cúp C3 mới có thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, trong 2 mùa giải vừa qua chúng ta mới ghi nhận những nhà vô địch đầu tiên. Với mục tiêu hướng tới cho các đội bóng cấp thấp tại khu vực châu Âu, rõ ràng UEFA đang muốn tạo một sân chơi mang tính cạnh tranh hơn. Không có quá nhiều đội bóng hàng đầu cùng các siêu sao, tuy vậy giải đấu vẫn sẽ thu hút lượng lớn các fan trung thành theo dõi ở các trận đấu giữa tuần.
Chưa có bình luận nào!